Văn hóa giao tiếp của người Nhật được thể hiện rất rõ nét, Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ. Khi giao tiếp với người Nhật có sẽ giúp bạn nâng cao trình độ, khả năng đọc, giao tiếp cũng như phát âm tiếng Nhật. Du học HQ chia sẻ những kinh nghiệm nho nhỏ có thể giúp bạn hiểu hơn về giao tiếp với người Nhật trong đời sống cũng như công việc và học tập
Nội dung bài viết
Giao tiếp – nói chuyện với người Nhật cơ bản
Người Nhật nói chung là giao tiếp không tốt lắm vì họ hay e dè, cẩn thận, lịch sự quá. Điều này dẫn đến ấn tượng là họ không thân thiện. Nhưng không hẳn vậy. Một khi mình đã nhờ vả, nhiều khi họ sẵn sàng dẫn mình đi tìm đường, đi làm gì đó mà mình chưa hiểu, hoặc tìm hiểu thông tin hộ rồi mấy ngày sau liên lạc lại.
Tránh nói những chuyện thuộc về đời tư cá nhân: đã có vợ chồng con cái chưa, bao nhiêu tuổi, làm việc gì ở đâu, học đại học ở Nhật Bản hay không. Tuy nhiên nếu họ đã tự nói ra trước thì có thể dựa vào đó phát triển thêm ý, nhưng đừng đi sâu quá, hoặc hết câu này đến câu khác như tra hỏi là không được.
Riêng hai điều riêng tư sau lại hỏi được, mà nên hỏi vì nó có thể phát triển thêm cuộc nói chuyện dài dài. Đó là quê quán(ご出身(しゅっしん)はどちらですか?), nơi ở(お住(す)まいはどちらですか?). Sau khi họ nói rồi thì mà mình có ý liên hệ thì nên tiếp nối ngay vào. Ví dụ: tôi cũng ở gần đó, hoặc trước đây hay đi ngang qua đó, hoặc nghe nói nơi đó có cái này cái nọ, phải vậy không… Nói sai cũng chẳng sao, ai biết đâu đấy, mà có khi họ đính chính lại thì lại càng có cơ hội phát triển hội thoại.
Nói chuyện với người Nhật trong tình huống
Ngoài nội dung nói về họ như vậy thì có thể tự nói về mình, ví dụ tiếng Nhật của mình, mình không hiểu cái này cái nọ, mình muốn đi chỗ này chỗ nọ xem sao, anh có biết không… Đừng có kể lể tôi khổ lắm, nghèo lắm, muốn cái này mà không có… khiến họ bối rối không biết làm thế nào.
Ý là đừng có tỏ vẻ để họ thương xót hay có ý cầu cạnh họ. Nhưng nếu họ gợi ý hỏi về cái gì đó của mình, ví dụ học tiếng Nhật khó thế thì làm thế nào, làm sao mà sang được Nhật chẳng hạn, thì cũng có thể nói là bố mẹ rất cố gắng cho tôi, tôi cũng khá bận bịu làm arubaito nên ít có dịp gặp bạn bè như anh…
Nói chung là người Nhật ít khi có dịp gặp người nước ngoài mà lại biết tiếng Nhật (tùy môi trường nhé), nên họ sẽ tò mò hỏi về Việt Nam đấy. Lúc đó thì cứ ba hoa lên, nhưng đừng có tự ca ngợi Việt Nam lên mây xanh, không có nhỡ đâu họ đi Việt Nam thật (rất có khả năng) mà thấy khác xa quá là mất uy tín đấy.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật
Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ. Nếu lần đầu tiên bạn giao tiếp với người Nhật, bạn sẽ thấy bất ngờ vì những cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ.
Đôi lúc, bạn cũng cảm thấy khó hiểu về những cử chỉ ấy. Tuy nhiên, điều đó lại là đặc trưng nổi bật trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Hiện nay, rất nhiều quốc gia khác đang coi đó là mô hình để học tập.
1. Cúi chào trong Văn hóa giao tiếp của người Nhật:
Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối với mọi người.
Ba kiểu cúi chào người Nhật thường sử dụng:
– Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
– Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
– Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
2. Giao tiếp Mắt:
Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn vào một vật trung gian như cà vạt, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… Hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.
3. Vẫy tay trong Văn hóa giao tiếp:
Trong giao tiếp người Nhật, khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Nếu bạn để ngón tay cong xuống sẽ bị coi là tục tĩu.
Và sẽ thật là thô lỗ nếu bạn chỉ thẳng tay vào người khác. Thay vào đó bạn nên mở rộng bàn tay hướng lên trên (giống như đang đỡ mặt phẳng) để chỉ về phía người đó.
4. ‘Gật đầu’ trong Văn hóa giao tiếp:
Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.
_____________________________________________________________________________________________________________
Xem nhiều hơn những thông tin bổ ích cũng như cuộc sống ở Nhật bản của các bạn du học sinh Tại đây